Thủ Tục Thành Lập Trung Tâm Trọng Tài

Thủ Tục Thành Lập Trung Tâm Trọng Tài

Câu hỏi: Để thuận tiện cho công việc, tôi muốn lập một chi nhánh trung tâm trọng tài tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do hiện nay bận quá nhiều công việc chưa sắp xếp được thời gian, tôi liên lạc với công ty để được tư vấn thủ tục và hỗ trợ thực hiện.

Câu hỏi: Để thuận tiện cho công việc, tôi muốn lập một chi nhánh trung tâm trọng tài tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do hiện nay bận quá nhiều công việc chưa sắp xếp được thời gian, tôi liên lạc với công ty để được tư vấn thủ tục và hỗ trợ thực hiện.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.

Trung tâm trọng tài là trung tâm có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.

Các Trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quản quản lí nhà nước, cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước.

Điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm trọng tài

*Điều kiện thành lập trung tâm trọng tài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Trọng tài thương mại 2010, để thành lập trung tâm trọng tài thương mại, tổ chức cần đáp ứng điều kiện:

Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.

Theo đó, những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu về trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên nêu trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

Tuy nhiên trong một số trường hợp mặc dù những người có đủ tiêu chuẩn Trọng tài viên quy nêu trên nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

* Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài

- Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

- Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.