Cho đến nay, chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về dịch vụ pháp lý. Hiểu một cách đơn giản, dịch vụ pháp lý là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Cho đến nay, chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về dịch vụ pháp lý. Hiểu một cách đơn giản, dịch vụ pháp lý là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Ngành Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đã có những thành công đáng ghi nhaanh, số lượng người hành nghề dịch vụ pháp lý không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được cải thiện.
Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý. Về cơ bản, những quy định đó đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật với hoạt động dịch vụ pháp lý, giúp những quan hệ đó được thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên, ngành cũng gặp phải không ít những khó khăn. Đầu tiên, có một số quy định còn chưa phù hợp với quy định của WTO và với thông lệ chung của các nước. Bên cạnh đó, những quy định về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam nằm rải rác tại các văn bản khác nhau. Trong khi tại những nước phát triển và có nền dịch vụ pháp lý phát triển, hoạt động này được điều chỉnh bằng một đạo luật chung, đó là luật về nghề dịch vụ pháp lý thì ở Việt Nam, mỗi loại dịch vụ pháp lý lại được điều chỉnh bởi một văn bản khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng “ thừa vẫn thừa và thiếu vẫn thiếu”.
Về hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, có thể thấy ưu điểm của Việt Nam là “giá rẻ”. tuy vậy, hầu hết các ý kiến đánh giá vẫn thừa nhận rằng, đa phần các văn phòng luật sư, các luật sư trong nước cung cấp dịch vụ pháp lý kém hơn so với các luật sư nước ngoài.
Do hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm mang tầm quốc tế, phần lớn luật sư ở Việt Nam hành nghề tư vấn đơn giản hoặc tranh tụng tại tòa với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhấn trong nước, cá nhân và những hộ gia đình.
Những năm tuyển sinh gần đây, ngành Dịch vụ pháp lý, tuy khá mới mẻ song được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm. Dưới đây là một số thông tin cần nắm được khi tìm hiểu về ngành Dịch vụ pháp lý.
Sinh viên của ngành sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành để đáp ứng tốt yêu cầu công việc:
Học sinh theo học ngành Dịch vụ pháp lý sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực cần thiết
Học ngành Dịch vụ pháp lý ra làm gì?
Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, do nhu cầu về tư vấn pháp luật, thực hiện các thủ tục pháp lý thông qua giao dịch ngày càng nhiều, những văn phòng uật sư, các phòng công chứng tư mở ra ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Dịch vụ pháp lý được dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như:
Trên đây là một số thông tin cần biết về ngành Dịch vụ pháp lý. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.
https://credit-n.ru/contact.html
(Kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên ngành, nghề : Dịch vụ pháp lý
Mã ngành, nghề : 6380201
Trình độ đào tạo : Cao Đẳng
Hình thức đào tạo : Chính quy
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo : 2-3 năm
Đào tạo cử nhân Cao đẳng nghề Dịch vụ pháp lý có có kiến cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật; có tư duy pháp lý; có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội. Sau khi hoàn thành khóa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng chính quy do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Người học có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp và có thể tiếp tục học lên các hệ đào tạo cao hơn để nâng cao kỹ năng và bằng cấp của mình.
Nguời làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề dịch vụ pháp lý trực tiếp tham gia vào hoạt động cung cấp những dịch vụ pháp luật nhằm cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và nảy sinh từ các hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp,.... Họ có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong: Cơ quan nhà nước: làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc tất cả các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương như Hội đồng nhan dân và ủy ban nhân dân xã, phường, quận, huyện, thị trấn; Tổ chức xã hội: làm việc tại các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan đến cung ứng các dịch vụ pháp lý như Hội Luật gia, Đoàn Luật sư; Tổ chức kinh tế: làm việc ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế trong bộ phận hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, người lao động,.. Đặc biệt, sinh viên ngành nghề dịch vụ pháp lý ra trường có thể làm việc trong những đơn vị có liên quan trực tiếp đến pháp luật như: phòng công chứng, văn phòng luật sư, cán bộ tư pháp, hộ tịch, địa chính, nhà đất,...
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; giải quyết được các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
Người làm trong lĩnh vực pháp luật cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng bản lĩnh vững vàng, chủ động, sáng tạo trong mỗi tình huống công việc, có ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp. Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng (tương đương chuẩn tin học quốc tế IC3 GS3).
- Giải thích được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Trình bày được khái niệm, bản chất của các kiểu nhà nước và pháp luật, bản chất của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng;
- Trình bày được các nguyên tắc chính trong Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam; Bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN; Hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự: Tài sản và quyền sở hữu; Quyền thừa kế; Hợp đồng dân sự;
- Trình bày được khái niệm, bản chất pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, trình tự thủ tục xử phạt hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính;
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của Luật Thương mại: Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Hợp đồng thương mại; Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại;
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động, hiểu được chế định tiền lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động... theo quy định của pháp luật lao động;
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của Luật Đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai; Chế độ pháp lý về sử dụng đất; Giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của Luật Hình sự: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự con người; Các tội xâm phạm sở hữu;
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hình sự: Khởi tố, điều tra và truy tố vụ án hình sự; Xét xử vụ án hình sự, thi hành án và xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Hiểu được nội dung cơ bản của Luật Tố tụng dân sự: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm; Phúc thẩm; Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Trình bày được quá trình thi hành bản án dân sự theo quy định của luật thi hành án dân sự;
- Thực hiện được trình tự, thủ tục để soạn thảo văn bản hành chính thông thường và các văn bản quy phạm pháp luật;
- Trình bày được các hình thức sở hữu trí tuệ, quy chế pháp lý của việc xác định các hình thức sở hữu trí tuệ;
- Thực hiện được trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực các loại hợp đồng, các văn bản theo quy định của luật công chứng, chứng thực;
- Thực hiện được quá trình đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ...theo quy định của luật quản lý hộ tịch hiện hành;
- Hình thành được kỹ năng tư vấn trong một số tình huống tình huống dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình cụ thể: tư vấn trong hôn nhân và gia đình; thừa kế; hợp đồng dân sự; giải quyết tranh chấp từ hợp đồng dân sự, hợp đồng trong kinh doanh thương mại, hợp đồng lao động;
- Phân tích được nội dung của các quy phạm pháp luật để từ đó xử lý được tình huống cụ thể trên thực tế và thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực: dân sự, thương mại, đất đai, hôn nhân và gia đình, quản lý hành chính.
- Xử lý được tình huống cụ thể trên thực tế về: Tranh chấp trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại; Xác định điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp; Thủ tục, hậu quả của việc tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Giao kết hợp đồng thương mại; Tranh chấp trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; Lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại;
- Thực hiện tư vấn pháp luật về giải qụyết các tình huống liên quan đến: Xác định tính chất của quan hệ hôn nhân; quan hệ tài sản; pháp luật về thừa kế; giao kết hợp đồng dân sự; giải quyết tranh chấp; Xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại các cấp xét xử;
- Thực hiện tư vấn pháp luật về giải qụyết các tình huống liên quan đến: Xác định các nội dung quản lý nhà nước về đất đai; Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; Các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và cách xử lý.
- Thực hiện tư vấn pháp luật về: Xác định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự con người; Các tội xâm phạm sở hữu; Xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện trong các giai đoạn của tố tụng hình sự: Khởi tố, điều tra và truy tố vụ án hình sự; Xét xử vụ án hình sự, thi hành án và xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Đánh giá được giá trị pháp lý của hợp đồng; Soạn thảo được các loại hợp đồng dân sự cơ bản: Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng ủy quyền,… đúng về mẫu, về thể thức của văn bản, xác định được nội dung chính trong từng loại hợp đồng dân sự cụ thể.
- Trình bày đúng thể thức của văn bản theo quy định của pháp luật. Xác định được nội dung, soạn thảo được một số văn bản hành chính thông dụng: Văn bản áp dụng pháp luật về tổ chức của các Cơ quan nhà nước, công điện, công văn, thông báo; và các loại đơn, thư về khiếu nại, tố cáo;
- Làm được các bài tập về: Xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền công chứng, chứng thực; Thực hành được việc hướng dẫn ký tên, đóng dấu, điểm chỉ, kê khai trên văn bản mẫu; Hồ sơ cần cung cấp trong các trường hợp công chứng, chứng thực cụ thể.
- Thực hiện tư vấn, giải thích pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng về công chứng, chứng thực: Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; Công chứng một số trường hợp cụ thể; Thẩm quyền chứng thực của UBND, thẩm quyền chứng thực của công chứng viên;
- Xử lý được các tình huống tư vấn pháp luật dân sự trên thực tế tại đơn vị nơi sinh viên trải nghiệm thực tập thực tế
- Tự nghiên cứu và đưa ra những góp ý về các giải pháp trong hoạt động thi hành pháp luật; Linh hoạt trong giải quyết các tình huống có liên quan đến pháp luật phù hợp với thực tiễn.
- Kiểm tra được giá trị pháp lý của các loại văn bản do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;
- Thực hiện tư vấn về trình tự; thủ tục đăng ký, thành lập các loại hình doanh nghiệp; trình tự, thủ tục và hướng giải qụyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến các lĩnh vực: đất đai, kết hôn, ly hôn, lao động, mua bán hàng hóa, sở hữu tài sản, thừa kế tài sản, nghĩa vụ dân sự và hợp đồng Thương mại...
- Thành thạo công tác đăng ký và quản lý về Hộ tịch
1.2.3. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc
- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình làm việc;
- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều khác nhau, có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều kiện môi trường làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập. Tự chủ trong cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp học tập, làm việc hiệu quả;
- Có nhu cầu phát triển bản thân, có tinh thần cầu tiến. Rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng bản lĩnh vững vàng, chủ động, sáng tạo trong mỗi tình huống công việc, có ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp...
- Có ý thức phối hợp với đồng nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ của cá nhân, của cơ quan và tổ chức trong hoạt động nghề nghiệp.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận được những vị trí công tác cụ thể:
- Cán bộ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp như: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn;
- Giúp việc cho người tư vấn pháp luật tại các tổ chức hành nghề luật sư; các tổ chức hành nghề công chứng; các trung tâm trợ giúp pháp lý; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng đoàn luật sư; hội luật gia;
- Nhân viên phòng Tổ chức, quản lý nhân sự hoặc tư vấn pháp lý tại trung tâm tư vấn hỗ trợ việc làm; công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC
- Số lượng môn học, mô đun : 25
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học : 92 Tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương : 20 tín chỉ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 72 tín chỉ
- Khối lượng lý thuyết : 742 (giờ)
- Thực hành, thực tập, thí nghiệm : 1.645 (giờ)
Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/bài tập/ thảo luận
Giáo dục quốc phòng và an ninh
Thực tập trải nghiệm doanh nghiệp
Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc của chương trình đào tạo nghề Dịch vụ pháp lý trình độ Cao đẳng thực hiện theo các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc theo quy định của các Bộ/ngành khác ban hành.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
* Thực tập trải nghiệm thực tế tại các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp
+ Tìm hiểu về các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp
+ Tham quan, trải nghiệp thực tế, thực tập chuyên môn tại các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp và quy trình tổ chức công việc.
+ Trao đổi về nhu cầu, yêu cầu của các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp với chương trình thực tập, tuyển dụng.
- Thời gian: Căn cứ vào kế hoạch đào tạo toàn khóa và kế hoạch đào tạo từng năm học, từng khóa học, từng lớp học.
+ Thời lượng : Tối thiểu 360 giờ
+ Tìm hiểu về Thông tư, Nghị định, Văn bản Luật mới được ban hành và sửa đổi liên quan đến môn học, ngành học
+ Hoạt động thư viện. Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tra cứu, tham khảo tài liệu
+ Thể dục, thể thao. Thời lượng: 1- 2 giờ . Từ 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
+ Văn hoá, văn nghệ. Thời lượng: 1- 3 giờ. Từ 19 giờ đến 21 giờ hàng ngày
+ Sinh hoạt tập thể: Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vui chơi, giải trí vào các tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
4.3.1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ
Thực hiện theo Khoản 1, Điều 12 tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Thông tư quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Cụ thể:
a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;
b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;
c) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng môn học, mô-đun cụ thể được thực hiện theo quy định của hiệu trưởng, bảo đảm trong một môn học, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
4.3.2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun
Thực hiện theo Khoản 2, Điều 12 tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải đảm bảo:
a. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun được thực hiện theo quy định rõ ràng và thuận tiện; có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể đảm bảo theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
b. Hình thức thi, thời gian làm bài, điều kiện thi kết thúc môn học, mô đun được quy định trong chương trình môn học, mô đun.
4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
Chương trình đào tạo nghề Dịch vụ pháp lý trình độ Cao đẳng được tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ. Hoạt động xét công nhận tốt nghiệp đối với sinh viên được thực hiện căn cứ vào quy chế đào tạo hiện hành của Nhà trường và đáp ứng các điều kiện:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo của nghề và phải tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân thực hành theo quy định của Nhà trường cho người học.
- Phòng Quản lý đào tạo, khoa chủ quản, các khoa và các phòng chức năng liên quan căn cứ vào nội dung chương trình đào tạo để tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, tiến độ, chuẩn bị điều kiện và tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình được phê duyệt.
- Mô đun Thực tập (thực hành) chuyên môn: Khoa Luật - Lý luận chính trị tổ chức cho người học thực hành tại trường hoặc tổ chức cho sinh viên thực hành tại các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp bên ngoài để nâng cao kỹ năng nghề. Kết thúc mô đun, sinh viên phải có điểm đánh giá của giáo viên/người hướng dẫn và là điểm tổng kết của mô đun. Nếu thực hành ngoài các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp thì phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước, tổ chức nghề nghiệp và các doanh nghiệp.
- Mô đun Thực tập tốt nghiệp: Khoa Luật - Lý luận chính trị, phòng Quản lý đào tạo tổ chức cho sinh viên thực tập tại các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề. Kết thúc thực tập, sinh viên phải có điểm đánh giá của các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các văn phòng tư vấn về Dịch vụ pháp lý, các doanh nghiệp, được người hướng dẫn và có xác nhận của cơ quan thực tập.