Thị Trường Thời Trang Bền Vững Tại Việt Nam

Thị Trường Thời Trang Bền Vững Tại Việt Nam

Các xã viên tại Tổ hợp tác sầu riêng Nông Văn Cảnh dự kiến sẽ thu lãi trên 25% vụ sầu riêng này - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Các xã viên tại Tổ hợp tác sầu riêng Nông Văn Cảnh dự kiến sẽ thu lãi trên 25% vụ sầu riêng này - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

VIỆT NAM THẮNG THẦU XUẤT KHẨU GẠO SANG INDONESIA

Theo chuyên trang thị trường lúa gạo Ssricenews, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa công bố kết quả mở thầu gạo tháng 7/2024 với số lượng 320.000 tấn. Tại đợt mở thầu này, các doanh nghiệp gạo của Việt Nam, Thái Lan và Mayanmar cùng quyết liệt tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, phần thắng đã thuộc về Việt Nam, trong khi Thái Lan không giành được gói thầu nào.

Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam thắng 7 trên tổng số 12 gói thầu. Tổng số lượng gạo mà các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu là 185.000 tấn. Trong số này Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD 1) trúng thầu nhiều nhất với 4 lô với số lượng 104.000 tấn.

"Trong đợt đấu thầu lần này, các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như VINAFOOD 1 chào giá gạo từ 567,5 - 577,5 USD/tấn, VINAFOOD 2 chào từ 579,5 - 598 USD/tấn. Các doanh nghiệp Thái Lan và Pakistan cũng tham gia thầu nhưng đều không trúng do giá chào khá cao từ 584 - 592 USD/tấn".

Theo Ssricenews dẫn công bố từ Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog).

Có 3 đơn vị khác trúng mỗi đơn vị 1 lô thầu 27.000 tấn gồm: Tổng công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD 2), Công ty cổ phần quốc tế Gia, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Vi. Đây là những đơn vị sử dụng gạo có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Mekong Food của Việt Nam cũng trúng thầu 27.000 tấn nhưng sử dụng nguồn gạo từ Myanmar. Bên cạnh đó, 3 lô gạo còn lại chiến thắng cũng thuộc về doanh nghiệp từ Myanmar. Có 1 lô không thành công sẽ phải mở thầu lại.

Theo Ssricenews, giá trúng thầu lần này giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar đồng mức là 563 USD/tấn, cao hơn giá gạo 5% tấm mà Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) công bố hiện nay là 559 USD/tấn. Mức giá này tương đương với giá các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu vào tháng 5/2024. Indonesia dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này sẽ tăng lên 5,18 triệu tấn trong năm 2024, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trên thị trường lúa gạo thế giới, trong tuần qua, theo các nhà giao dịch, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 560 USD/tấn vào ngày 1/8, so với mức từ 550-560 USD/tấn một tuần trước đó. Một nhà giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nguồn cung hiện không cao nhưng chất lượng gạo khá tốt, do đó giá tăng nhẹ.

Tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong tuần qua tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2024. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ở mức từ 543-551 USD/tấn trong tuần này, giảm so với từ 540-547 USD/tấn trong tuần trước.

Ông Himanshu Agarwal, Giám đốc điều hành công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ Satyam Balajee,  xác nhận rằng khối lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng chậm lại đáng kể, do thuế xuất khẩu làm giảm lợi thế về giá của nước này trước các nhà cung cấp đối thủ.

Theo các nguồn tin từ Chính phủ trong tháng trước, Ấn Độ có thể hạ giá xuất khẩu tối thiểu gạo basmati và thay thế 20% đối với gạo đồ bằng mức thuế xuất khẩu cố định áp dụng chung, khi dự trữ gạo của nước này tăng lên mức cao kỷ lục.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 570-575 USD/tấn vào ngày 1/8, bằng với tuần trước đó. Theo một nhà giao dịch tại Bangkok, giá có thể đã biến động nhẹ sau khi Indonesia thông báo đấu thầu. Ông nói thêm hiện không có vấn đề về nguồn cung. Các nhà giao dịch phải chờ vài tuần tới để xem liệu Ấn Độ có tiếp tục cấm xuất khẩu hay không.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia là 3 thị trường lớn nhất của xuất khẩu gạo Việt Nam. Trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 1,98 triệu tấn gạo sang Philippines, chiếm 38,2% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Indonesia đứng ở vị trí thứ hai, với lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đạt 830 nghìn tấn. So với cùng kỳ năm 2023, xuất khẩu sang thị trường này tăng 44,6% về lượng và tăng mạnh 82,1% về giá trị. Thị trường Indonesia chiếm 16% trong tổng lượng gạo xuất khẩu gạo của nước ta.

Tại Singapore, trong 6 tháng năm 2024, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm 32,69% thị phần. Điều này đạt được là nhờ mức tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu, đạt giá trị 73,40 triệu SGD (hơn 54,6 triệu USD), tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%).

Tại Singapore, sau Việt Nam là Thái Lan, Ấn Độ lần lượt có kim ngạch xuất khẩu gạo là 70,73 triệu SGD và 58,41 triệu SGD. Tổng kim ngạch của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm 90,21% thị phần gạo tại Singapore.

Chiều hướng tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore từ năm 2023 tiếp tục được duy trì trong năm 2024, nguyên nhân chính được cho là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh của lượng khách du lịch đến Singapore khiến quốc gia này tăng cường nhập khẩu gạo.

Báo Nikkei Asia ngày 2/8/2024 có bài viết nhận định các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam đang trong cuộc cạnh tranh với các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan để chiếm lĩnh thị phần lớn hơn tại thị trường gạo tại các quốc gia Đông Nam Á.

Theo Nikkei Asia, Philippines và Indonesia đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng do nguồn cung trong nước sụt giảm. Việt Nam và Thái Lan đang cạnh tranh quyết liệt để nâng cao thị phần gạo tại các nước này. Tuy nhiên, dường như Thái Lan đã thua so với Việt Nam, khi Việt Nam chiếm tới 70-85% thị phần nhập khẩu gạo của hai quốc gia nêu trên, trong khi Thái Lan chỉ chiếm được 10-20% thị phần.

Theo Nikkei Asia, Philippines đang cắt giảm thuế quan đối với gạo nhập khẩu để bình ổn giá gạo trên thị trường trong nước. Bài viết dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới - dự kiến sẽ nhập khẩu 4,1 triệu tấn gạo trong năm nay, cao hơn mức 3,2 triệu tấn trong năm 2023. Trong những năm gần đây, Philippines vẫn là nhà nhập khẩu hàng đầu đối với gạo Việt Nam.

Từ câu chuyện gắn kết tổ hợp tác

Ông Nông Văn Cảnh là một nông dân trồng sầu riêng có tiếng tại huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Cách đây hơn 2 năm, khi nắm được các yêu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc, ông đã quyết tâm về gom những anh em sản xuất thân thiết để được tổng diện tích 30ha trồng sầu riêng – đây là một trong những yếu tố tiên quyết để được cấp mã số vùng trồng.

Tổ hợp tác sầu riêng Nông Văn Cảnh ra đời từ đó. Những ngày gần đây, khi có thông tin sầu riêng đang khó tiêu thụ hơn, chúng tôi có liên hệ với ông Cảnh để nắm thêm thông tin sản xuất hiện nay. Ông Cảnh vui vẻ nói: "Sản lượng vụ này của chúng tôi dự kiến là 230 tấn, giá năm nay cũng tốt nên dự kiến cũng có lãi tầm 25%-30%".

Thành lập được tổ hợp tác thì mua vật tư đầu vào chung, cam kết bán giá chung từ đầu vụ với bên mua, người sản xuất chỉ cần tập trung vào chăm sóc vườn sầu riêng của mình cho tươi tốt.

Tuy nhiên, ông Cảnh chia sẻ thêm việc thành lập được các tổ hợp tác không hề dễ.

"Nhiều người cũng muốn gom chung nhau nhưng lại vướng nhiều hộ sản xuất trước đó đã mua nợ vật tư nông nghiệp nên không thể mua chung. Hơn nữa, nếu có mua chung vật tư đầu vào được nhưng khi bán giá thị trường lại cao hơn giá ký kết ban đầu thì cũng có hiện tượng 'bẻ kèo' bán cho người trả giá cao", ông Cảnh cho biết.

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước nhìn nhận, sầu riêng là một trong những cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tổng diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh khoảng trên 5.300 ha, chủ yếu là 2 giống Ri 6 và Dona. Bình Phước đã có 65 mã số vùng trồng sầu riêng được cấp với tổng diện tích hơn 2.412ha. Để có được mã số vùng trồng như hiện nay, ngành nông nghiệp và người trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực canh tác cây sầu riêng đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu chính ngạch.

Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước cho biết: "Mã số vùng trồng vừa là giấy thông hành để đưa nông sản ra thị trường quốc tế, vừa bảo đảm quyền lợi cho những nhà nông làm ăn chân chính, góp phần thúc đẩy một nền nông nghiệp minh bạch thông tin, đảm bảo tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế để phát triển bền vững chuỗi ngành hàng sầu riêng, các nhà vườn cần tuân thủ quy trình. Tỉnh đang tập trung kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, góp phần tăng chuỗi giá trị, nông dân sẽ hưởng lợi".

Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm; xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn gắn với nhu cầu thị trường.

Theo đó, tỉnh Bình Phước đang định hướng phát triển diện tích trồng cây sầu riêng lên 8.000 - 10.000 ha theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi, cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Đảm bảo chất lượng cho từng mã số vùng trồng và đóng gói là khâu tiên quyết giữ giá cho sầu riêng Việt Nam hiện nay - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Sau khi có Nghị định thư ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong quý I/2024 ước đạt 254 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2023 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT đã gửi 3 văn bản về cảnh báo của thị trường Trung Quốc đối với 8 mã số vùng trồng và 4 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng trên địa bàn tỉnh.

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện cả nước có 708 mã số vùng trồng với hơn 26.000ha và 168 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng.

Tuy nhiên, tỷ lệ vùng trồng được giám sát chỉ đạt 52%, cơ sở đóng gói được giám sát đạt 47,6%; có 187 mã số bị cảnh báo, gồm 115 mã số vùng trồng và 72 mã số cơ sở đóng gói, trong đó có 35 mã số vùng trồng và 29 mã số cơ sở đóng gói vi phạm nhiều lần.

Vì thế, định hướng của ngành nông nghiệp đối với sầu riêng là tổ chức lại cấu trúc, trong đó phải gắn kết được nông dân với doanh nghiệp. Đối với mã số vùng trồng sầu riêng, Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản yêu cầu phải đi vào tiêu chuẩn, quy chuẩn, xóa bỏ tình trạng tự phát.

Các chuyên gia của Viện Cây ăn quả Miền Nam khuyến cáo các điểm đóng hàng sầu riêng xuất khẩu cần cải tiến quy trình xử lý sau thu hoạch. Trong khi đó, Việt Nam đang cần bộ tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng khi lưu thông trên thị trường, trong đó có xuất khẩu.

Muốn các tác nhân trong chuỗi giá trị trái cây nói chung và sầu riêng nói riêng được liên kết tốt, phải đảm bảo tiêu chuẩn và chế tài nghiêm. Cần tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý và kiểm dịch thực vật đến doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, Thái Lan là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn nhất cho Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc trong giai đoạn này giảm một phần vì tình trạng nắng nóng và hạn hán đã ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

Việt Nam là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Đáng chú ý, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng tươi từ thị trường Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt 79,3 nghìn tấn, trị giá 369,8 triệu USD, tăng 91,% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023; chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi Trung Quốc nhập khẩu, tăng 25,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.

Sầu riêng Việt Nam được đánh giá là có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, đặc biệt khi vào vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh và giá thành cạnh tranh.

Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại thị trường Trung Quốc chỉ sau chưa đầy 2 năm được mở cửa tại thị trường này. Sầu riêng cũng là chủng loại quả xuất khẩu chính trong cơ cấu chủng loại quả xuất khẩu của Việt Nam. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chủng loại trái cây này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu chủng loại quả của Việt Nam tăng trưởng tích cực trong năm 2024.

Vải thiều là một trong những loại quả xuất khẩu sản lượng rất lớn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc hàng năm. (Ảnh minh họa: VGP)

Thông tin từ Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 235 tỷ USD năm 2022, gấp hơn 4 lần so với 2014. Hàng Việt sang Trung Quốc hiện gấp gần 2 lần xuất sang Mỹ, 5 lần Nhật Bản. Ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu sang Trung Quốc có nhiều khởi sắc, đặc biệt từ quý 2 trở đi. Tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 49,5 tỷ USD (chiếm 17% giá trị xuất khẩu của Việt Nam), tăng 5,13%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 89,3 tỷ USD (chiếm 33,4% giá trị nhập khẩu của Việt Nam).

Xuất khẩu nông sản liên tiếp lập kỷ lục

Riêng với nhóm hàng nông sản, có thể thấy năm 2023 là năm "bùng nổ" với nhóm hàng này. Số liệu của Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, xuất khẩu nông sản Việt sang đây tăng gần gấp đôi 10 năm qua, từ 3,8 tỷ USD năm 2013 lên 6,8 tỷ USD vào năm ngoái.

10 tháng, Trung Quốc chi hơn 3,2 tỷ USD nhập rau quả từ Việt Nam, đưa kim ngạch nhập nông sản lên con số kỷ lục, trên 7,5 tỷ USD. Hiện, 14 loại nông sản, trong đó 9 mặt hàng trái cây được xuất chính ngạch (thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, sầu riêng) và hơn 2.940 mã sản phẩm làm thực phẩm chế biến cũng được Tổng cục Hải quan phê duyệt để xuất chính ngạch, đem lại doanh thu tỷ USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng các FTA song phương cũng như việc hai nước đều tham gia Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Nghị định thư giữa hai nước đã giúp trái cây, rau củ xuất đi tăng vọt. Tới cuối tháng 10, Trung Quốc chi hơn 7,5 tỷ USD nhập nông sản từ Việt Nam, trong đó rau quả góp 43%.

Với dân số 1,411 tỷ người, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng nông lâm thủy sản.

Đơn cử với mặt hàng rau quả, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 53,7% lượng hàng xuất ra nước ngoài; xuất khẩu vải thiều chiếm 90%; xuất khẩu thanh long chiếm hơn 80%... với mặt hàng sắn, thị trường này cũng chiếm tới 91,47% tỷ trọng xuất khẩu; với cao su là 71% và Trung Quốc hiện là thị trường thứ 3 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Những lợi thế về quy mô thị trường, xu hướng tiêu dùng, vị trí địa lý của thị trường Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là đã rõ, nhưng để tận dụng được các lợi thế đó thì không hề đơn giản.

Thói quen kinh doanh của không ít doanh nghiệp và người nông dân trong nhiều năm qua là “có gì bán nấy”, ưa chuộng phương thức xuất khẩu tiểu ngạch, làm việc qua các thương lái… nên không có sự chủ động và chiến lược dài hạn, dễ lúng túng trước những quy định mới của nước nhập khẩu.

Có thời điểm, hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu phải nằm chờ ở cửa khẩu do phía bạn sửa đổi luật An toàn thực phẩm và các quy định về nhập khẩu hàng hóa; Thủ tục nhập khẩu cũng được quy định chặt chẽ hơn về nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác…

Thanh long Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc chờ làm thủ tục hải quan tại Bằng Tường, Quảng Tây. (Ảnh: China Daily)

Thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc đầy sức hấp dẫn với mọi nhà xuất khẩu nhưng không còn dễ tính, theo các doanh nghiệp, gần đây, thị trường Trung Quốc đưa ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng cho hàng Việt.

Đầu năm 2022, hàng nghìn xe container nông sản ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc khi Trung Quốc siết các biện pháp kiểm dịch hàng hóa. Gần đây, tôm hùm bông Việt Nam bị ngưng xuất sang nước này do các quy định mới về chất lượng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc.

"Hàng chất lượng thấp đang dần không còn "cửa". Trung Quốc kiểm soát chặt từ thuốc bảo vệ thực vật tới kích cỡ, trọng lượng không thua kém gì Nhật, nên Việt Nam muốn chiếm lĩnh thị trường này cần nâng cao chất lượng. Sau một thời gian xuất hàng chính ngạch, hàng bán vào các đô thị lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh phải đạt tiêu chuẩn ngang thế giới", đại diện Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai cho biết.

Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tiếp tục phải đối diện với một số thách thức về việc điều chỉnh chính sách của quốc gia này: Luật An toàn thực phẩm được sửa đổi 2 lần, ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu", tạo nên áp lực “chuẩn hóa” cho nông sản xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng siết chặt quản lý nông thủy sản nhập khẩu khi chỉ cho phép nhập khẩu tại cửa khẩu chỉ định, yêu cầu đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu…

Khơi thông dòng chảy thương mại Việt-Trung

Tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc diễn ra cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong thương mại biên giới Việt Nam- Trung Quốc.

Đó là, trao đổi thương mại chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác hết năng lực hạ tầng cửa khẩu; xuất khẩu nông thủy sản chủ yếu vẫn là tiểu ngạch, số lượng, chất lượng, giá cả đều thiếu ổn định; hạ tầng biên giới còn hạn chế; việc nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại; việc ứng dụng công nghệ mới trong quản lý hoạt động của các cửa khẩu cũng mới chỉ mang tính thí điểm, chưa phải phổ biến các cửa khẩu…

Để khơi thông dòng chảy thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2023, Bộ Công Thương - với vai trò là đầu mối thúc đẩy thương mại của cả nước đã trực tiếp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới.

Cụ thể, cuối tháng 5 đầu tháng 6/2023, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trện địa bàn tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu ùn ứ. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công thư gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Dư Kiến Hoa để chủ động thúc đẩy phía Trung Quốc phối hợp tạo thuận lợi thông quan, tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.

Đồng thời, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp nâng cao hiệu suất thông quan tại cửa khẩu, thiết lập luồng xanh ưu tiên thông quan cho trái cây, định hướng doanh nghiệp hai nước đa dạng hóa cửa khẩu biên giới giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ tiếp tục duy trì trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc (Đại sứ quán, hải quan), chỉ đạo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây thúc đẩy cơ quan chức năng cửa khẩu phía Trung Quốc.

Vào tháng 8/2023, tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu làm việc tại Lạng Sơn, thăm và làm việc tại cửa khẩu Hữu Nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc trao đổi ngắn với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, một trong những nội dung được Bộ trưởng đề cập là tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác thương mại biên giới giữa hai nước.

Cùng với những giải pháp gỡ khó trực tiếp cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan điều kiện thuận lợi cấp giấy chứng nhận C/O cho các doanh nghiệp đổi cửa khẩu xuất khẩu.

Đồng thời, Bộ đã có công văn số 409/XNK-TMQT gửi Sở Công Thương các tỉnh thành phố và các Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc đề nghị chủ động nắm bắt thông tin về tình hình thông quan để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.

Trong 10 tháng năm 2023, sản lượng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 451.600 tấn, tăng hơn 30 lần; trị giá xuất khẩu gần 1,9 tỉ USD. )Ảnh minh họa: VGP)

Hiểu thị trường để xuất khẩu bền vững

Không dừng lại ở những giải pháp tháo gỡ mang tính thời điểm, Bộ trưởng Bộ Công Thương liên tục yêu cầu các đơn vị liên quan đưa ra lưu ý và cũng như phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp, ngành hàng.

Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi bày tỏ: Quan điểm khai thác thị trường Trung Quốc phải thay đổi, đây là một thị trường có tiêu chuẩn cao, khắt khe, nên doanh nghiệp phải giảm mức độ phụ thuộc, tiến tới dừng hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch". Cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang thương mại chính quy, cập nhật những xu hướng thị hiếu mới của thị trường, hướng tới sản xuất các mặt hàng chất lượng cao.

Để xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã xây dựng và đang xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong tổ chức sản xuất cần xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu; xây dựng vùng sản xuất, nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn; định hướng sản xuất/nuôi trồng theo tín hiệu thị trường.

Về quản lý chất lượng, cần tăng cường quản lý giám sát chất lượng hàng xuất khẩu từ nuôi trồng, đến gia công; tăng cường tập huấn và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, VIETGAP, HACCP.

Liên quan tới vấn đề tháo gỡ rào cản kỹ thuật, cần tận dụng hiệu quả cơ chế hợp tác giữa hai nước để tháo gỡ khó khăn hàng rào kỹ thuật; xây dựng lộ trình, kế hoạch mở cửa thị trường cho mặt hàng xuất khẩu, đánh giá kỹ năng lực sản xuất trong nước và nhu cầu của thị trường.

Đối với các doanh nghiệp, phải nghiên cứu và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu; tận dụng tuyến đường sắt liên vận Việt Nam- Trung Quốc.

Một trong những nội dung được Bộ Công Thương đề cập là việc tăng cường tiếp cận vùng. Bên cạnh thị trường truyền thống như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây thì doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý tới thị trường tiềm năng miền Tây, miền Đông và Tây Nam Trung Quốc.

Phan Trang Nguồn: baochinhphu.vn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 500 nghìn tấn gạo, đem về 290 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,27 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 632 USD/tấn, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.