Thi Thoảng Tôi Không Muốn Đi Làm Nữa

Thi Thoảng Tôi Không Muốn Đi Làm Nữa

Sáng ngày đi làm tôi thức dậy với tâm trạng uể oải, còn ngày nghỉ cuối tuần thì thoải mái biết bao. Tôi đã bị bệnh lười biếng?

Sáng ngày đi làm tôi thức dậy với tâm trạng uể oải, còn ngày nghỉ cuối tuần thì thoải mái biết bao. Tôi đã bị bệnh lười biếng?

Giúp tôi với! Con gái tôi không muốn đi du học

Xin chào Cô Linh! Tôi và chồng hiện đang làm ăn và sinh sống ở Quận 2, TP.HCM. Chúng tôi đã cho con gái đầu đi học trung học ở Mỹ hơn 4 năm trước, cháu đạt điểm 4.0 tuyệt đối và hiện đang theo học ngành kinh doanh tại một trường đại học Ivy League. Cháu thứ hai năm nay tròn 14 tuổi và chúng tôi cũng đã sẵn sàng cho con gái đi học tại Mỹ, nhưng con lại không muốn đi! Chúng tôi cũng đã sắp xếp cho con phỏng vấn với đại diện từ 5 trường khác nhau, và trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, con đã làm rất tốt. Nhưng đến những cuộc phỏng vấn sau đó, con lại phá hỏng hoàn toàn: con thậm chí còn nói với các đại diện rằng con ghét nước Mỹ, và con thà đi đến Bắc Triều Tiên còn hơn.

Tôi và chồng đã mắng con rất nhiều và khuyên con nên giống chị gái hơn. Nhưng con rất cứng đầu, và không chịu nghe bất cứ điều gì chúng tôi nói. Bây giờ, con còn nổi loạn hơn ở trường cấp ba và điểm số cũng đang giảm sút. Mặc dù con đã đã phá hết các cuộc phỏng vấn, chúng tôi vẫn quyết định sẽ gửi con đi học ở Mỹ. Dẫu vậy, chồng tôi vẫn lo lắng rằng sau khi sang Mỹ, con cũng sẽ bị đuổi học. Mỗi khi chúng tôi khuyên con học theo chị mình, con cũng chỉ phớt lờ đi và đeo tai nghe vào. Cô Linh ơi, chúng tôi phải làm gì đây?

Mỗi con có một tính cách và định hướng riêng, không phải tất cả các con đều thích đi du học ngay khi được bố mẹ ngỏ ý. Con đang vào thời kỳ dậy thì nên chúng ta phải tìm cách trao đổi tâm sự với con như những người bạn, không thể áp đặt. Ở tuổi này, càng áp đặt con sẽ càng có tâm lý chống đối.

Chị đã có kinh nghiệm cho con đi du học rồi chắc chị hiểu, đi du học hoàn toàn không phải là đi hưởng thụ, không sướng như ở nhà được bố mẹ chăm sóc, đưa đón tận nơi. Các con phải tự lập, phải học cách quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình nên nhiều con lo lắng. Có thể con chị cũng đang yêu ngôi trường hiện tại nên chưa muốn chuyển đi. Chị không nên gượng ép con việc đi du học. Anh chị cũng không nên so sánh con với chị gái. Việc phải vượt qua cái bóng của một chị gái giỏi giang vốn đã không dễ dàng và dễ chịu với con rồi, chúng ta không nhất định phải gây áp lực cho con bằng lời nói. Con luôn hiểu điều đó và muốn thể hiện mình theo một cách khác, chứ không muốn đi theo con đường mà chị gái đã đi. Con đường thành công của hai bạn có thể khác nhau.

Với kinh nghiệm hơn chục năm tư vấn du học, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bố mẹ có mong muốn cho con đi du học nhưng con không sẵn sàng, đi trong tâm thế bị bắt buộc nên kết quả thường không cao. Thậm chí có bạn bị áp lực đã nảy sinh vấn đề tâm lý phức tạp, muốn tự tử để gây áp lực lại với bố mẹ.

Chị có thể cho con tham dự các hội thảo, triển lãm du học để con gặp gỡ các đại diện trường một cách tự nhiên, hẹn cho con một nhà tư vấn du học một cách tình cờ hoặc đăng ký chương trình trại hè ở trường nội trú Mỹ để cho con trải nghiệm. Chương trình này thường diễn ra vào mùa hè, các con đi trong thời gian ngắn chỉ 3-4 tuần nên các con không có cảm giác bị xa nhà quá lâu. Con cũng được trải nghiệm một mô hình trường nội trú sẽ như thế nào và có phù hợp hay không. Gia đình chỉ cần thuyết phục con chấp nhận trải nghiệm cho biết trước khi quyết định và tôn trọng quyết định của con. Sau mùa hè đó chị quyết định cho con đi du học hay không cũng chưa muộn. Nếu con thích, có thể con sẽ xin được học tại trường đó luôn.

Du Học Thành Công sẵn sàng hỗ trợ con xin nhập học ngay cả trong tháng 7, tháng 8 để con có thể nhập học tại trường nội trú Mỹ ngay nếu con thấy mình đã sẵn sàng. Hoặc con có thể đi học chậm hơn một năm để chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý cũng như các chứng chỉ tiếng Anh, lên kế hoạch du học cho mình một cách rõ ràng.

Trong trường hợp con vẫn không muốn đi du học Mỹ sau trải nghiệm trại hè, gia đình hãy tôn trọng quyết định cho con ở lại Việt Nam học nếu con vẫn học tốt ở trường hiện tại. Nếu con cần chuyển sang một môi trường mới, gia đình có thể tham khảo các trường quốc tế tại Việt Nam hoặc các trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học rồi đi du học đại học cao, vào môi trường này, con sẽ có sự cạnh tranh, thôi thúc mong muốn đi du học.

Hy vọng những lời khuyên của Cô Linh có thể giúp được gia đình chị và con có chọn lựa tốt nhất!

Checking your browser before accessing viettan.org ...

if you are not automatically redirected after 5 seconds.