Sáng 18-1, tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Sáng 18-1, tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Hiện nay, mô hình tư vấn Đất đai cũng đặt ra những giới hạn công việc cụ thể. Sau đây là các loại hình tư vấn Đất đai phổ biến nhất hiện nay:
Quy trình làm việc nhanh chóng, chuyên nghiệp là một trong những yếu tố chủ chốt giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc. Đây chính là ưu điểm nổi trội của văn phòng luật chúng tôi. Bên cạnh đội ngũ Luật sư giỏi, nhiệt huyết, chúng tôi còn xây dựng quy trình làm việc bài bản, khoa học nhằm hạn chế mọi rủi ro và đẩy nhanh tiến độ làm việc.
Đội ngũ Luật sư sẽ luôn cập nhật nhanh chóng mọi thông tin xoay quanh vụ việc cho khách hàng, giúp khách hàng nắm bắt được tiến độ vụ việc cũng như có được phương án xử lý kịp thời trong trường hợp có biến động mới.
Đa phần nhiều khách hàng thường có tâm lý không biết bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những gì hay cung cấp lời khai như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho chính mình thì bạn đọc có thể hoàn toàn an tâm. Luật sư Đất đai sẽ hướng dẫn bạn quy trình chuẩn thực hiện những thủ tục cần thiết, trong trường hợp không có thời gian tự thực hiện, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền giải quyết tranh chấp Đất đai cho Luật sư, đơn vị sẽ hỗ trợ bạn lo chu toàn mọi việc đến khi có kết quả cuối cùng.
Chi phí là vấn đề được nhiều khách hàng lưu tâm khi sử dụng Dịch vụ Luật sư Đất đai. Về vấn đề chi phí, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn chúng tôi. Không chỉ cam kết về mặt hiệu quả thực hiện công việc, đơn vị còn mang đến cho khách hàng mức chi phí tiết kiệm nhất, đa dạng hình thức sử dụng Dịch vụ phù hợp với ngân sách của mọi khách hàng.
Đối với những trường hợp khách hàng khó khăn hay thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý thì Luật sư Đất đai của chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình pháp luật Đất đai miễn phí. Do đó, bạn đọc có thể hoàn toàn an tâm về chi phí cũng như hiệu quả công việc khi lựa chọn Dịch vụ Luật sư của chúng tôi.
Tranh chấp Đất đai là tài sản chung của vợ chồng thường xảy ra khi vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn. Có một vài trường hợp khác là tranh chấp xảy ra khi vợ/chồng yêu cầu chia tài sản ngay khi còn đang trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau khi ly hôn. Dù là hình thức nào thì khi bạn vướng vào trường hợp tranh chấp Đất đai là tài sản chung của vợ chồng thì cũng đều được giải quyết tại Tòa án và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật.
Luật sư đất đai tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai qua nhiều phương thức
Dịch vụ Luật sư Đất đai mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho đương sự, chính vì thế, hình thức thuê Luật sư được nhiều người ưa chuộng khi không may vướng vào những vụ việc tranh chấp. Hiện nay, chúng tôi là một trong những văn phòng luật uy tín nhất được đông đảo khách hàng tín nhiệm với những ưu điểm nổi trội sau:
Về bản chất những vụ việc tranh chấp Đất đai đều mang tính phức tạp cao nên đòi hỏi vị Luật sư đất đai phải đủ chuyên môn cùng kinh nghiệm để giải quyết. Do đó, để mang đến kết quả giải quyết vụ việc tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi xây dựng đội ngũ nhân sự gồm các vị Luật sư đất đai chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng pháp luật và kinh nghiệm dày dặn.
Bên cạnh đó, các Luật sư đất đai, cố vấn chuyên môn, chuyên viên pháp lý tại đơn vị đều là những người nhiệt huyết với nghề, nhiệt tình trong vụ việc. Hồ sơ vụ việc của khách hàng sẽ được nghiên cứu chuyên sâu để từ đó tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Bạn có thể liên hệ gặp trực tiếp với các vị Luật sư đất đai của chúng tôi để đôi bên có thể tìm hiểu nhau kĩ càng hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể đánh giá chính xác nhất được về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng của các vị Luật sư trước khi ký kết hợp đồng.
Đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn cao
Cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước: 30.000 đồng/thẻ căn cước;
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 21/10/2024) đến hết ngày 31/12/2024, mức thu lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước bằng 50% mức thu lệ phí quy định nêu trên. Kể từ ngày 01/01/2025 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí theo quy định trên, trừ một số trường hợp.
Kể từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025, mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo hình thức trực tuyến bằng 50% mức thu lệ phí quy định nêu trên. Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí theo quy định nêu trên.
Thông tư nêu rõ, miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với các trường hợp sau:
Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật.
Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/10/2024.
1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
a) Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Tổng hợp những điểm nổi bật của Luật Căn cước 2023:
Căn cứ tại Điều 1 và Điều 2 Luật Căn cước 2023 có nêu rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Luật Căn cước 2023 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Căn cước 2023 áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(1) Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước.
Theo đó, tại khoản 1 và khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa như sau:
Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.
(2) Luật mới thì có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?
Tại Điều 46 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Theo đó, Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế cho Luật Căn cước công dân 2014. Đồng nghĩa:
- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân cấp trước ngày 01/7/2024 không phải đổi sang thẻ Căn cước mà được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.
- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân nếu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.
(3) Khai tử Chứng minh nhân dân từ 01/01/2025
Tại khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước 2023 quy định như sau: “Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.”;
Còn đối với Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Theo đó, đối với các Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6 /2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Như vậy, từ 01/01/2025 sẽ chính thức khai tử Chứng minh nhân dân.
(4) Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước
Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(5) Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi từ 01/7/2024
Hiện nay chỉ cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thì người được cấp thẻ Căn cước là:
- Độ tuổi: Từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước; công dân dưới 14 tuổi nếu có nhu cầu thì thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.
Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 01/7/2024 có thể được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.
(6) Bổ sung quy định về Giấy chứng nhận căn cước
Đây là điểm mới hoàn toàn so với quy định cũ tại Luật Căn cước công dân. Theo đó tại khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Như vậy, các quy định về loại giấy này như sau:
- Đối tượng cấp: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.
- Nội dung thể hiện: Quốc huy; các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Chứng nhận Căn cước”; họ, chữ đệm, tên; số định danh cá nhân; ảnh khuôn mặt, vân tay; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi ở hiện tại; ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp; thời hạn sử dụng 01 năm; họ tên chữ đệm quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ (nếu có).
- Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi: Giám độc công an cấp tỉnh.
- Giá trị sử dụng: Chứng minh về căn cước đề thực hiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời hạn 01 năm.
Một trong những nội dung đáng chú ý khác của điểm mới Luật Căn cước là bổ sung Căn cước điện tử. Theo đó, Điều 31 Luật Căn cước 2023 thông qua nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử.
Đây là Căn cước được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử.
Sau khi đã có Căn cước điện tử, công dân có thể thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước hoặc ứng dụng VNeID.
(8) Thêm trường hợp phải đổi thẻ Căn cước
Căn cứ tại Điều 24 Luật Căn cước 2023, các trường hợp cấp đổi, cấp lại, bị thu hồi thẻ Căn cước như sau:
- Trường hợp thẻ Căn cước phải cấp đổi:
+ Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ Căn cước theo khoản 1 Điều 21 Dự thảo Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
+ Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh.
+ Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.
+ Có sai sót trên thẻ Căn cước về các thông tin trên thẻ này.
+ Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính.
+ Xác lập lại số định danh cá nhân.
+ Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước
- Trường hợp được cấp lại thẻ: Khi chưa đến tuổi phải đổi thẻ Căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ Căn cước trong các trường hợp sau:
+ Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa.
+ Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ Căn cước đã được cấp gần nhất.
(9) Rút ngắn thời gian cấp lại thẻ Căn cước
Theo Điều 26 Luật Căn cước 2023 vừa được Quốc hội thông qua, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định cũ tại Đều 25 Luật Căn cước công dân 2014, thời hạn được quy định tương ứng các trường hợp sau:
+ Cấp mới và cấp đổi: Không quá 07 ngày.
+ Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.
- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày cho tất cả các trường hợp.
(10) Thẻ căn cước bảo mật cao, không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ
Về cấp, quản lý căn cước điện tử (Chương IV), theo UBTVQH, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ.
Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Theo phát biểu của Chủ nhiệm UBQPAN thì để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.